Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Cấu tạo của khóa cửa tay gạt như thế nào?


Cấu tạo của khóa cửa tay gạt như thế nào?

KHÓA TAY GẠT :

Đây là tên gọi chung cho các khóa có tay khóa cửa nằm ngang và khi sử dụng ta gạt tay khóa xuống để mở cửa. Một bộ khóa tay gạt bao gồm 3 phần :

  • Tay khóa (lever handle )
  • Thân khóa (mortise lock)
  • Trục khóa (cylinder)
Và ngoài ra còn một dạng thường được bán nguyên bộ:

Thân khóa (mortise lock , body) :
Thành phần quan trọng trong bộ khóa cửa . Nó quyết định đến độ bền của bộ khóa. Vì vậy khi chọn mua khóa cửa ở đâu, ta cũng không được chọn qua loa đối với chi tiết này.
Thông thường, người mua hàng thường chọn tay khóa và trục khóa thật đẹp nhưng ít chú ý đến thân khóa vì nghĩ nó nằm âm bên trong cánh cửa, không quan trọng. Nhưng với các cấu trúc bên trong và ngoài của thân khóa, chỉ cần 1 chi tiết không được tốt sẽ ảnh hưởng đến cả bộ khóa .

a. Thân khóa cửa mở (swing door) thông thường :
[​IMG]
Thân khóa cửa chính - thông thường 

Cấu trúc của thân khóa bao gồm các chi tiết sau :
  • Latch : là cò khóa, có chức năng giữ cửa khi ta khép cửa, thường dài 10mm. Có 2 loại thân khóa với 2 dạng latch khác nhau là loại không đảo chiều được và loại đảo chiều được (reversible latch). Cò khóa được làm bằng đồng , hợp kim cao cấp hoặc inox đối với loại cao cấp , zin alloy hoặc sắt sơn tỉnh điện đối với loại thấp cấp. Với thân khóa sử dụng cho cửa mở 2 chiều, ta sử dụng thân dùng chốt bi lăn.
  • Deadbolt : là chốt để khóa cửa khi ta dùng chìa hoặc chốt vặn để khóa cửa chính. Có 2 dạng chốt là khóa 1 nấc (one throw) và khóa 2 nấc (double throw), trong đó thông dụng ở thị trường Việt Nam là loại khóa 2 nấc vì nó an toàn hơn. Đối với loại cao cấp, deadbolt sẽ có các thanh chống cắt âm vào bên trong. Nó được làm bằng đồng, inox hoặc hợp kim cao cấp đối với loại tốt và nằng zin alloy hoặc sắt sơn tỉnh điện đối với loại thường.
  • Forend : là bản mặt phía trước của thân khóa. Nó có thể là cạnh tròn (round forend) hoặc vuông (square forend). Thông thường nó được làm bằng inox hoặc đồng đối với loại cao cấp hoặc bằng sắt sơn tĩnh điện đối với loại thường. Forend thường có chiều dài từ 235mm đến 240mm, bề rộng là 20mm, 22mm, 23mm và 24mm, bề dày là từ 1.5mm đến 3mm.
  • Cốt khóa: dùng để kết nối 2 tay khóa với nhau .
  • Follower : là lỗ vuông để cốt khóa (spindle) đâm xuyên qua kết nối 2 tay khóa với nhau. Thông thường follower có các kích thước 7x7mm, 8x8mm và 9x9mm. Yêu cầu khi kết nối giữa spindle và follower là không được có độ hở. Nếu ta sử dụng spindle nhỏ hơn, sau một thời gian sử dụng nó sẽ phá hư cả spindle lẫn follower. Thông dụng nhất ở thị trường Việt Nam là cốt vuông 8x8mm.
  • Strike plate ( hoặc striker ) : là bát khóa, được bắt ở phía đối diện của thân khóa như khung bao để cò khóa và chốt khóa cài vào. Tùy vào distance của thân khóa mà ta có các kích thước của bát khóa khác nhau.
[​IMG]
Sơ đồ cấu trúc một bộ thân khóa cửa

  • Lockcase : là phần nắp che bao bọc xung quanh thân khóa . Thông thường nó được làm bằng sắt và sơn phủ bảo vệ hoặc mạ kẽm (galvanized) .
  • Action-arm : là thanh nối với follower để ta có thể sử dụng chìa mở latch bằng cách vặn thêm ¼ vòng sau khi đã mở deadbolt . Trường hợp này thường áp dụng cho các bộ khóa không sử dụng tay khóa hoặc tay khóa bên ngoài là cố định .
  • Turning device : là bộ phận để xoay chỉnh chiều của cò khóa (latch) trong trường hợp thân khóa có chức năng đảo chiều .
  • Spring : lò xo phụ trợ để đẩy cò khóa trở về vị trí ban đầu sau khi ta gạt tay khóa để mở cửa .
  • Backset : là khoảng cách từ tâm của trục khóa đến cạnh ngoài của forend . Tùy theo độ sâu của đố cửa mà ta chọn thân khóa có backset thích hợp . Ví dụ đố cửa sâu 100mm , ta nên chọn thân khóa có 45mm ≤ backset ≤ 60mm , trong đó backset 50mm là thích hợp nhất . Ta không sử dụng backset quá nhỏ bởi vì khi ta dùng chìa để mở khóa , nếu backset quá nhỏ thì tay của ta sẽ bị đụng vào khung bao .
  • Distance : là khoảng cách từ tâm của follower tới tân của lỗ trục khóa. Đây là kích thước cần chú ý để phối hợp chọn tay khóa nẹp liền cho phù hợp .
  • Lock case width : độ sâu của thân khóa . Nó được tính từ cạnh ngoài của forend cho đến hết chiều sâu của lockcase . Thông thường cách tính độ sâu của thân khóa là “ backset + 30mm “ . Tuy nhiên , kích thước này cũng có thể thay đổi tùy theo từng hãng sản xuất.

b. Thân khóa cửa mở thoát hiểm :
Loại thân này cấu trúc bên ngoài tương tự như thân khóa mở thông thường nhưng nó có điểm khác biệt là tay khóa bên ngoài thường là tay không mở được (fix) , muốn mở phải dùng chìa để vận hành, tay khóa bên trong khi ta gạt để mở khóa sẽ mở được luôn cả chốt khóa (deadbolt) mà không cần dùng chìa.
Loại thân này thường được sử dụng ở các cửa thoát hiểm của các phân xưởng, nhà máy, các cửa thông ra cầu thang thoát hiểm của tòa nhà,… Nó sẽ ngăn sự đột nhập từ bên ngoài nếu không có chìa khóa để mở nhưng dễ dàng thoát ra từ bên trong khi xảy ra sự cố .
Thường được sử dụng kết hợp với trục khóa 1 bên chìa lắp ở bên ngoài .
[​IMG]
Thân khóa cửa thoát hiểm

c. Thân khóa cửa lùa ( sliding door) :
Có 2 dạng thân khóa cho cửa lùa :

  • Dạng thân khi khóa mở 2 càng lên và xuống , đạt độ an toàn cao
  • Dạng thân khóa bổ từ trên xuống
  • Ngoài ra ở thị trường còn có 1 số chủng loại thân khóa cho cửa lùa khác như thân khóa với trục khóa oval đi liền với thân khóa. Loại này ta không thể thay đổi trục khóa cao cấp hơn và chỉ có thể sử dụng cho các cửa nhẹ . Độ bền của loại này không cao, thường hay bị gãy ở nơi tiếp xúc của cò đá trong trục khóa và càng khóa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét